Dây chuyền lắp ráp xe máy do đội ngũ kỹ sư CNC VINA nghiên cứu và chế tạo là hệ thống sản xuất hiện đại, được thiết kế tối ưu để đảm bảo hiệu suất cao và chất lượng đồng đều cho từng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của các máy móc tự động hóa và công nghệ tiên tiến, dây chuyền hoạt động liên tục, chính xác và giảm thiểu tối đa sai sót. Các công đoạn từ lắp ráp động cơ, khung xe, đến kiểm tra chất lượng đều được thực hiện chặt chẽ dưới sự giám sát của đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nhờ quy trình tự động hóa, thời gian sản xuất được rút ngắn đáng kể mà vẫn đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Đây chính là nền tảng quan trọng để tạo ra những chiếc xe máy bền bỉ, an toàn và thân thiện với người sử dụng.
Dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Hotline: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664
Email: Sales01@cncvina.com.vn / Sales03@cncvina.com.vn
Mô tả sản phẩm
Tổng quan dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy
Dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy là một ứng dụng quan trọng dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xe máy. Với khả năng tự động hóa từ công đoạn lắp ráp động cơ đến công đoạn kiểm tra chất lượng nên dây chuyền sẽ là sự thay thế hoàn toàn cho dây chuyền làm việc bằng nhân công. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu sẽ khá cao vì máy móc phải sử dụng nhiều nhưng về lâu dài, chi phí phải trả cho công nhân sẽ tốn kém gấp nhiều lần so với đầu tư vào máy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng, dù công nhân nhiều kinh nghiệm đến đâu nhưng khi làm việc vẫn có thể để xảy ra sai sót, nhưng với máy móc sẽ khắc phục được hoàn toàn các lỗi này. Bài viết này hãy cùng CNC VINA khám phá những điểm nổi bật của dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy cùng ưu điểm của nó nhé!
Bối cảnh thị trường xe máy Việt Nam
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có con số tiêu thụ xe máy cao nhất thế giới. Theo thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp ô tô Việt Nam, trong năm 2019, tổng số xe máy tiêu thụ đạt khoảng 3,5 triệu chiếc. Với sự phổ biến và dễ dàng sử dụng, xe máy đã trở thành phương tiện giao thông chính yếu của người dân Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Điều này cũng góp phần tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn cho việc sản xuất và lắp ráp xe máy.
Thị trường xe đạp điện và xe máy điện
Ngoài xe máy thông thường, thị trường xe đạp điện và xe máy điện cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với những ưu điểm về tiết kiệm chi phí nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường và khả năng di chuyển linh hoạt trên mọi cung đường, việc sản xuất và lắp ráp xe máy điện đang được các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư.
Tuy nhiên việc đầu tư một dây chuyền lắp ráp xe máy hay một nhà máy lắp ráp xe máy đòi hỏi khách hàng phải lựa chọn được những nhà thầu công nghệ đủ năng lực và uy tín trong lĩnh vực này. Đặc biệt là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực máy móc phụ trợ: máy tự động, dây chuyền tự động, hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống giám sát sản xuất, dây chuyền kiểm tra,…
Thông số kỹ thuật của dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy
Nguồn điện | 3 phase, AC 220V - 50/60Hz |
Điện điều khiển | 24 V |
Yêu cầu nguồn khí | 0.4 – 0.6 MPa |
Chiều cao vận hành | 1180 mm |
Kích thước xe điện | L1910*W685*H1130 mm |
Tổng diện tích dây chuyền | 6.5 hecta |
Màu sắc | Tùy chọn |
Các dự án CNC VINA cung cấp cho các nhà máy lắp ráp xe máy tại Việt Nam
CNC VINA là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống dây chuyền lắp ráp, kiểm tra xe máy. Chúng tôi luôn đảm bảo yêu cầu của khách hàng về tính công nghệ và tiến độ dự án.
Dây chuyền chế tạo khung xe máy
Xưởng hàn khung xe, thân vỏ với sự tham gia của robot hàn và công nhân hàn tay nghề cao.
Vật liệu kim loại đầu vào được trải qua các công đoạn gia công dập, chấn gấp, lốc tạo hình, hàn,… tạo ra hình dáng khung xe theo thiết kế. Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về hình dạng, tải trọng, kết cấu, khung xe được đưa qua hệ thống máy tự động chuyên dụng. Bao gồm máy test mỏi, test tĩnh, khắc số khung số máy,… do CNC VINA thiết kế và chế tạo. Các máy tự động này giúp quá trình chế tạo diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và chính xác. Từ đó giúp chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật và đồng đều về chất lượng.
Dây chuyền sơn khung xe máy
Khung xe đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua xưởng sơn để tiến hành sơn tĩnh điện ED, sơn nhúng để đảm bảo chống ăn mòn.
Khung xe được đưa qua dây chuyền xưởng sơn ED để hoàn thành công đoạn quan trọng đó là sơn phủ bảo vệ bề mặt. Khác với dây chuyền sơn ô tô, khung xe chỉ cần sơn ED điện di chứ không cần yêu cầu thẩm mỹ nên không phải trải qua dây chuyền sơn primer và top coat.
Dây chuyền lắp ráp, kiểm tra xe máy
Xe lắp ráp từ khung, thân vỏ và các phụ tùng, linh phụ kiện (bánh, giảm xóc, má phanh, bình ắc quy, hệ thống điện…) nhờ qua các công đoạn sử dụng máy tự động cấp dầu phanh, đồ gá chuyên dụng cho từng công đoạn lắp ráp. Sau đó được đưa tới dây chuyền kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.
Tất cả các công đoạn đều được tự động hóa ở mức tối đa với sự tham gia của các máy tự động chuyên dụng, hệ thống tích hợp robot, dây chuyền tự động và hệ thống quản lý sản xuất nhằm giảm sự tham gia của con người và hạn chế sai hỏng. Dễ dàng kiểm soát các thông số và xử lý sự cố nhanh chóng. Hệ thống giám sát sản xuất, MES được triển khai, kết nối đưa ra các thông số của quá trình sản xuất theo thời gian thực giúp giám sát sản xuất chính xác, trung thực và kịp thời đưa ra các điều chỉnh cho kế hoạch sản xuất.
Quá trình sản xuất, chế tạo xe máy
Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất xe máy
Xe máy được cấu thành từ rất nhiều chi tiết, phải nói có đến hàng chục nghìn chi tiết và đa phần trong số chúng được cấu thành từ kim loại, hợp kim. Mức độ phổ biến tiếp theo thuộc về các vật liệu phi kim, composit và polyme. Ngoài ra theo xu hướng phát triển những dòng xe mới còn được sử dụng các vật liệu mới có tính chất đặc biệt.
Vật liệu kim loại, hợp kim
- Thép, hợp kim có tính đàn hồi: Sử dụng để chế tạo các loại lò xo và chi tiết cần tính đàn hồi trên xe máy. Ví dụ lò xo giảm chấn, lò xo ở cơ cấu tay phanh.
- Thép kết cấu, hợp kim có độ bền cao: Làm khung gầm, càng xe, động cơ, bánh răng, ổ bi, vành bánh xe và các cơ cấu, kết cấu chịu lực khác.
- Thép không gỉ: Dùng làm các bộ phận thường làm việc ở ngoài trời có chức năng bảo vệ như các tấm chắn bô, đĩa phanh, v.v kết hợp với công nghệ sơn mạ đảm bảo cho ngoại quan xe bền đẹp với thời gian và thời tiết.
- Hợp kim nhôm: Một số bộ phận như lõi tay cầm, để chân, khung bảo vệ đèn, bảo vệ yếm xe có thể làm từ hợp kim nhôm. Ngoài ra cũng có loại xe máy khung thay vì làm bằng thép thì làm bằng hợp kim nhôm với ưu điểm là làm xe nhẹ hơn.
- Đồng: Sử dụng trong các dây dẫn hệ thống điện của xe máy.
Có rất nhiều chất liệu kim loại và hợp kim khác được sử dụng để sản xuất xe máy, thông thường sẽ không được nhà sản xuất tiết lộ ra công chúng, chúng là bí mật kinh doanh mà đôi khi một số loại là độc quyền tạo ra độ bền sản phẩm vượt trội tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Vật liệu phi kim, composit và polyme
- Cao su: Có thể là tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp, lưu hóa, v.v chất lượng phụ thuộc vào nhà sản xuất và phân khúc xe cũng như chi tiết cần chế tạo. Cao su được sử dụng để bọc các bộ phận sắc nhọn hay tăng ma sát cho các tay cầm, để chân, núm xoay, v.v, cách điện cho một số bộ phận, các gioăng cao su ở mối nối, vít điều chỉnh xăng, khí. Một số chi tiết quan trọng luôn được làm bằng cao su đó là săm,lốp và bề mặt yên xe, đai truyền động.
- Nhựa cứng: Cũng có thể dùng để bọc các tay cầm, chân đạp nổ, tay cầm, để chân, v.v. Các loại nhựa cứng có ưu điểm là nhẹ hơn kim loại giúp giảm trọng lượng xe và cũng có độ bảo vệ nhất định nên được dùng để chế tạo các chi tiết vỏ xe, yếm xe, chắn bùn, các chi tiết bảo vệ hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu. Ngoài ra chúng còn được dùng để bọc giỏ xe ở các loại xe có giỏ.
- Nhựa dẻo: Các loại nhựa dẻo ví dụ PE dùng để bọc cách điện cho các dây dẫn hay bộ phận điện trong xe.
- Ngoài ra còn có rất nhiều vật liệu phi kim, composit và polyme khác được sử dụng do có rất nhiều nhà xuất, chế tạo, thiết kế xe máy với rất nhiều kiểu dáng, mẫu mà, phân dòng xe máy đa dạng, không thể đếm xuể.
Vật liệu mới
Vật liệu polypropylen (PP) tái chế chất lượng cao.
Năm 2023, Yamaha Motor thông báo rằng họ đang phát triển vật liệu polypropylen (PP) tái chế chất lượng cao và thân thiện với môi trường để sử dụng cho thân xe máy thể thao. Công ty cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng nguyên liệu thô mới này trên các mẫu xe máy/tay ga tại thị trường ASEAN.
Các bước thực hiện quá trình sản xuất xe máy
Chế tạo và lắp ráp các bộ phận
Các chi tiết, bộ phận của xe máy có rất nhiều hãng sản xuất chính sẽ sản xuất hầu hết các bộ phận quan trọng của xe như động cơ, khung càng, hệ thống điện, vỏ bọc v.v. Còn một số bộ phận khác dạng linh kiện phụ tùng như bu lông, ốc vít, dây điện, phanh, v.v hãng có thể là đặt hàng từ các hãng sản xuất chuyên nghiệp khác. Ví dụ, Honda và Yamaha đã từng hợp tác để sản xuất xe ga.
Các bộ phận được chế tạo từ nhiều phương pháp gia công như gia công cắt gọt tiện, phay, khoan, khoét, doa, v.v, gia công nhiệt luyện rèn, dập, đúc, cán,..., gia công nguội như mài, dũa, v.v, gia công bề mặt như đánh bóng, tôi, ram, thấm phi kim v.v. Các bộ phận chi tiết được tạo hình và sau khi hoàn thành đều được kiểm tra đảm bảo sai số kích thước, hình dáng, vị trí tương quan, độ bóng nằm trong khoảng cho phép. Cuối cùng, có thể là tiến hành sơn mạ với các chi tiết kim loại cần chống gỉ hay tăng chất lượng bề mặt trước khi lắp ráp thành các cụm chi tiết, bộ phận.
Lắp ráp khung
Khung xe được hàn hay bắt bu-lông, vít từ các thanh thép được chế tạo đạt chuẩn từ trước để tạo thành hình dáng khung xe cuối cùng nơi gắn các bộ phận khác của xe lên.
Sau khi ghép nối thì khung xe được sơn phủ và kiểm tra.
Lắp đặt động cơ
Động cơ sau khi được chế tạo, lắp ráp và kiểm tra sẽ được gắn lên khung xe cùng với các bộ phân khác của hệ thống truyền động như hộp giảm tốc, hệ thống xăng, hệ thống truyền động xích hoặc đai cho bánh sau.
Dây điện và linh kiện điện
Sau khi hoàn thành hệ thống truyền động quan trọng nhất của xe, xe vẫn chưa thể hoạt động nếu thiếu hệ thống điện với chức năng đánh lửa để đốt, chiếu sáng, báo hiệu, v.v.
Trên khung xe sẽ có chỗ gắn các linh kiện và dây điện chỉ cần cố định vào theo đúng thiết kế.
Lắp ráp hoàn thiện
Bao gồm các quá trình láp ráp các linh kiện, bộ phận trong xe còn lại, láp ráp vỏ nhựa bảo vệ, yên xe, yếm xe, v.v, lắp ráp hệ thống treo và bánh xe, lắp ráp các chi tiết dạng lưới bảo vệ đèn và các chi tiết bề mặt như chắn bùn, gương, v.v.
Thử nghiệm cuối cùng
Sau khi tất cả mọi công đoạn lắp ráp đã hoàn thiện và cho ra thành phẩm cuối cùng, mỗi chiếc xe cần tiến hành các bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau, đảm bảo một sản phẩm đủ tiêu chuẩn để lăn bánh.
Những doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành sản xuất và lắp ráp xe máy
YAMAHA
Yamaha là một trong những thương hiệu xe máy nổi tiếng và có mặt từ lâu trên thị trường Việt Nam. Với dây chuyền nhà máy lắp ráp hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, Yamaha luôn sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
HONDA
Không thể không nhắc đến Honda - một trong những thương hiệu xe máy hàng đầu thế giới và luôn có mặt tại Việt Nam từ rất lâu. Với nhà máy lắp ráp hiện đại và quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, Honda luôn tự hào về việc cung cấp cho thị trường những dòng xe máy chất lượng cao và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
VINFAST
Được biết đến là thương hiệu xe máy điện của Việt Nam, Vinfast đã gây ấn tượng mạnh với dòng sản phẩm xe máy điện thông minh và hiện đại. Nhà máy lắp ráp xe máy điện của Vinfast có quy mô lớn và được trang bị những công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Dây chuyền nhà máy lắp ráp xe máy là sự đầu tư đáng tiền để đẩy mạnh tự động hóa và nâng cao năng suất cũng như chất lượng của mỗi chiếc xe trước khi đưa đến tay khách hàng. Đây chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và sự chuyên nghiệp trong sản xuất để đảm bảo tính đồng bộ trong sản phẩm. Nếu bạn đang quan tâm đến dòng sản phẩm này, hãy liên hệ ngay với CNC VINA để nhận được tư vấn và tùy chỉnh theo sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhé!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Nhà máy: Điểm công nghiệp Sông Cùng, Xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664
Website: www.cncvina.com.vn ; wwww.cncvina.net
Email: Sales01@cncvina.com.vn