Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy, hay còn được gọi là trạm kiểm tra xe máy, là hệ thống được thiết kế để kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của các thành phần và hệ thống trên xe máy. Nó có khả năng kiểm tra các yếu tố quan trọng như công tơ mét, phanh, xi nhan, đèn, còi và cả hệ thống điện, nồng độ khí thải sau khi lắp ráp xong.
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đầu ra của những thông số quan trọng trong quá trình lắp ráp xe máy. Nó giúp kiểm soát và phát hiện các sản phẩm không đạt yêu cầu một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này đảm bảo rằng chỉ những chiếc xe máy chất lượng cao được đưa vào thị trường, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và tăng cường uy tín của nhà sản xuất. Ở bài viết này hãy cùng CNC VINA khám phá tầm quan trọng khi ứng dụng dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy vào cho doanh nghiệp nhé!
Thông số kỹ thuật của dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy
Nguồn điện |
AC 220V - 50/60Hz, 3 Phase |
Điện điều khiển |
24 V |
Yêu cầu nguồn khí |
0.4 – 0.6 MPa |
Khối lượng máy |
100 – 200 kg |
Kích thước xe |
D700*L1000*H2000 mm |
Năng lực sản xuất |
30 000 PCS/Year |
Hệ thống |
Hệ thống đo lường và lưu trữ dữ liệu |
Màu sắc |
Tùy chọn |
Kiểm soát chất lượng trong sản xuất xe máy
Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất xe máy
Tất cả các dạng sản phẩm đều cần tiến hành kiểm soát chất lượng không riêng gì xe máy. Tuy nhiên có thế thấy xe máy là một phương tiện hoạt động liên quan trực tiếp đến con người và các yếu tố nguy hiểm như sắc nhọn, xăng dầu, điện,... cho nên việc kiểm soát chất lượng có thể nói là nghiêm ngặt hơn và quan trọng hơn.
Nếu không kiểm soát chất lượng và để các sản phẩm xe máy kém chất lượng lưu thông trên thị trường, rất dễ gây ra tai nạn giao thông, tai nạn cháy chập gây chấn thương nặng thậm chí tử vong cho người sử dụng. Ngoài ra, xe máy kém chất lượng còn ảnh hưởng đến môi trường, thời gian sử dụng, từ đó làm mất niềm tin của người dùng làm doanh nghiệp khó bán được hàng và thiệt hại kinh tế nặng nề.
Ngược lại nếu kiểm soát chất lượng tốt, sản phẩm đẹp, chạy bền, an toàn sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, tăng độ hảo cảm của khách hàng, từ đó việc bán hàng sẽ thuận lợi hơn, thậm chí là với các dòng sản phảm vừa ra mắt.
Quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra
Có nhiều tiêu chuẩn kiểm tra xe máy, ở mỗi nước khác nhau các tiêu chuẩn này khác nhau phụ thuộc vào các chính sách của quốc gia đó. Khi tiến hành sản xuất và bán xe máy trên một quốc gia nào đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào các tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu để xây dựng quy trình kiểm tra phù hợp hoặc có thể chỉ xây dựng một quy trình đáp ứng cho nhiều bộ tiêu chuẩn.
Tại Việt Nam, có 03 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và 02 tiêu chuẩn quốc gia được sử dụng trong việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng gồm:
QCVN 13:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
QCVN 22:2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ.
QCVN 12:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới; sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe được áp dụng như đối với ô tô chuyên dùng.
TCVN 7772: Tiêu chuẩn quốc gia về xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại.
TCVN 4244: Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nâng, thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
Việc kiểm tra có thể diễn ra ở từng bộ phận, chi tiết trước khi lắp ráp hay sau khi lắp ráp xong, có thể có sự hỗ trợ của phần mềm và máy tính, hệ thống cảm biến, xử lý ảnh, v.v.
Kiểm tra công suất
Các quy trình kiểm tra công suất có thể bao gồm: Kiểm tra động cơ có mô-men và tốc độ, gia tốc như thông số kỹ thuật yêu cầu không, công suất chiều sáng của các loại đèn báo trên xe, công suất nguồn điện acquy, hiệu suất bộ truyền động v.v.
Kiểm tra an toàn
Kiểm tra các tính năng thiết kế an toàn của xe máy như các cạnh sắc nhọn có được mài giũa, hệ thống chống chập, cháy, các mối ghép có chắc chắn, v.v.
Một số bộ phận, tính năng an toàn, hỗ trợ của xe máy như: cần gạt chế hòa khí, lỗ thăm xích, nút passing, khóa xăng, cầu chì v.v có hoạt động tốt không.
Kiểm tra độ bền và độ tin cậy
Việc kiểm tra độ bền và độ tin cậy của xe có thể bao gồm các hoạt động như: Kiểm tra sức bền của các cơ cấu cơ khí như lò xo giảm sóc, càng xe, bánh xe, lốp xe, khung xe, cổ phốt, v.v. Kiểm tra độ ổn định và tin cậy của các hệ thống đánh lửa, hòa khí, hệ thống điện điều khiển, phát sáng, v.v.
Các quy trình, thủ tục kiểm tra
Kiểm tra khung xe và khung gầm
Kiểm tra tính toàn vẹn và liên kết của cấu trúc
Kiểm tra xem trước khi và sau khi lắp ráp các chi tiết của khung có bị biến dạng, nứt vỡ. lớp sơn (nếu có) có toàn vẹn hay không, nguyên nhân có thể là do quá trình vận chuyển. Kiểm tra các liên kết có chính xác hay không, thường sử dụng các liên kết ren và hàn. Tiếp theo là kiểm tra độ bền của toàn bộ khung xem chúng có chịu được lực theo yêu cầu không.
Kiểm tra chất lượng mối hàn và kích thước khung
Các mối hàn đảm bảo chắc chắn không có khuyết tật bề mặt hay khuyết tật trong, nhiệt và lực do quá trình lắp ráp, hàn không làm biến đổi kích thước khung, hình dáng khung tạo ra các sai số quá dung sai vị trí cho phép.
Đảm bảo lắp đặt đúng các bộ phận
Thông thường việc lắp đặt sai rất khó xảy ra vì quy trình đã được tiêu chuẩn hóa, cố định và có tự động. Tuy nhiên cũng cần kiểm tra sơ bộ vị trí các bộ phận gắn lên khung xe để tránh sai sót xảy ra.
Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động
Kiểm tra các bộ phận của động cơ
Động cơ là bộ phận quan trọng nhất của xe máy, chúng có quy trình kiểm tra khắt khe và yêu cầu độ chính xác cũng rất cao.
Một số các tiêu chí kiểm tra như dung sai hình dáng, kích thước, vị trí của các mặt lắp ghép, chi tiết, bộ phận của động cơ, sức bền các bộ phận chịu lực, chất lượng bề mặt các mối ghép và quan trọng nhất là dung sai, chất lượng bề mặt xi lanh, piston ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và quá trình làm việc của động cơ.
Sau đó là quá trình lắp ráp, kiểm tra chất lượng lắp ráp và kiểm tra hiệu suất.
Xác minh việc lắp đặt và căn chỉnh đúng cách các bộ phận truyền động và hệ thống truyền động
Các quy trình này liên quan đến dung sai vị trí giữa các cụm chi tiết. Sau khi lắp đạt cần phải căn chỉnh và kiểm tra xem chúng có nằm trong giá trị cho phép không. Tiếp theo là quá trình căng đai, hai căng xích tùy loại truyền động mà xe máy dùng.
Kiểm tra hiệu suất và chức năng của hệ thống truyền động
Sau khi động cơ đạt chuẩn nó được đưa tới quá trình lắp ráp cuối cùng, kết hợp với khung xe và hệ thống truyền động (hộp số, bánh răng, xích, đai, v.v) và tiến hành các bài kiểm tra hiệu suất tổng thể.
Một bài kiểm tra hiệu suất hệ thống truyền động tổng thể nhắm xác định công suất bánh sau của xe sau khi xe đã hoàn thiện, bao gồm mô mem và tốc độ lớn nhất đạt được.
Kiểm tra điện và điện tử
Kiểm tra hệ thống dây điện để định tuyến và kết nối chính xác
Trước khi lắp ráp, dây điện cần kiểm tra xem chúng bị đứt hay hỏng hóc lớp vỏ bọc hay không, thông thường dây chuyền đều sử dụng dây điện mới từ hãng uy tín nên không cần quá quan tâm đến chất lượng dây. Sau khi lắp ráp, các mối nối điện cần đảm bảo chính xác, tiếp xúc tốt và chắc chắn, đường đi dây phải gọn gang không vướng víu các bộ phận chuyển động của xe hay hở điện, xuất hiện tia lửa.
Kiểm tra các bộ phận điện xem có khiếm khuyết hoặc hư hỏng không
Bộ phận điện ngoài dây điện ra thì có thể là nguồn acquy khô hay ướt, bugi đánh lửa, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống còi, đèn báo hiệu, nút đề, các IC, bộ phận an toàn điện như cầu chì, v.v. Trước khi lắp ráp cần kiểm tra xem chúng có hoạt động đúng công suất không, có hư hỏng hay biến dạng vật lý nào hay không.
Kiểm tra hoạt động đúng đắn của các hệ thống điện tử và cảm biến khác nhau
Các bộ phận điện sau khi lắp ráp nên xe cần chạy thử hay kiểm tra tổng thể xem chúng có hoạt động tốt cùng nhau và đúng chức năng hay không.
Kiểm tra hệ thống treo và phanh
Kiểm tra các bộ phận của hệ thống treo xem có bị mòn hoặc hư hỏng
Hệ thống treo là tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết bánh xe với khung xe để đảm bảo độ ổn định, êm dịu khi di chuyển và an toàn trên cơ sở tạo dao động tắt dần của thân xe với các bánh xe. Hệ thống treo đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải trọng động lên xe khi xe di chuyển trong địa hình không bằng phẳng. Chính vì vậy, chất lượng hệ thống treo cực kì quan trọng trong quá trình xe chạy.
Hệ thống treo bao gồm:
-
Bộ phận đàn hồi: Các loại lò xo.
-
Bộ phận dẫn hướng: Các thanh, ống dẫn hướng, v.v.
-
Bộ phận giảm chấn: Phuộc trước, Giảm xóc sau.
Yêu cầu đối với hệ thống treo xe mô tô, xe gắn máy được quy định:
-
Xe phải được bố trí hệ thống treo trước và treo sau.
-
Hệ thống treo phải được lắp đặt chắc chắn, theo đúng thiết kế, giảm chấn hoạt động tốt, không có rò rỉ dầu thủy lực đối với giảm chấn thủy lực.
-
Chịu được tải trọng tác dụng lên nó, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi vận hành trên đường.
Các quy trình kiểm tra có thể bao gồm như kiểm tra sai số chi tiết, sai số lắp ráp, kiểm tra hư tổn vật lý, kiểm tra dầu nhớt bôi trơn. Cuối cùng là kiểm tra hoạt động tổng thể.
Kiểm tra hoạt động đúng đắn của phanh và hệ thống thủy lực
Hệ thống phanh và thủy lực trên xe giúp đảm bảo quá trình chạy xe an toàn, dừng xe đúng ý đồ của người dùng, tránh gây tai nạn. Chính vì vậy chất lượng của hệ thống này cần được đảm bảo.
Các yếu tố cần kiểm tra như hư tồn vật lý, dây phanh có đúng nắm vị trí khi lắp ráp theo bản thiết kế không, má phanh không được quá sát đĩa phanh hay bánh xe gây ma sát ngay cả khi không phanh, dây phanh cần căng chính hợp lý, v.v.
Kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe và tình trạng lốp
Trước khi lắp ráp cần kiểm tra độ đảo, độ tròn của vành bánh xe. Độ đảo, độ tròn quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn khi xe di chuyền, làm lực phân bố không đều xe không thể chạy nhanh hay làm má phanh bị ma sát. Tất cả đều ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và uy tín của nhà sản xuất, lắp ráp.
Kiểm tra tình trạng lốp, loại bỏ các thành phẩm lỗi bị nứt, mòn, biến dạng sai số quá lớn.
Sau khi lốp lắp ráp với vành bánh xe và khung xe tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh cần kiểm tra độ thẳng hàng của bánh sau và bánh trước, như vây đảm bảo quá trình vận hành an toàn xe đi đúng hướng.
Kiểm tra ngoại thất và sơn
Đảm bảo chất lượng sơn hoàn thiện: Sản phẩm, chi tiết sau khi sơn xong trước khi đóng gói để tránh các yếu tố làm ảnh hưởng từ môi trường hay trước khi lắp ráp thì lớp sơn cần phải có màu đồng đều, màu đẹp, bóng đủ tiêu chuẩn, không có chỗ nào thiếu hay thừa lớp sơn. Quan trọng nhất là không có vết xước mà có thể làm mất cảm quan của người mua.
Kiểm tra bất kỳ khuyết tật hoặc khiếm khuyết bề mặt nào: Ngoài nước sơn ra cũng cần kiểm tra các khuyết tật hoặc khiếm khuyết bề mặt của các bộ phận cơ khí khác. Ví dụ, các chi tiết nhựa như yếm xe, tấm chắn bùn có bị nứt không, các chi tiết cao su như tay cầm, chỗ để chân có bị rách, mòn, v.v. Mọi lỗi này có đặc điểm đều nằm ở bên ngoài rất dễ nhìn thấy ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của khách hàng.
Xác định vị trí thích hợp và lắp đặt các bộ phận bên ngoài: Khi thiết kế vi trí các bộ phận phải nằm ở vị trí phù hợp vừa cân bằng giữa ngoại quan và tiện dụng cho khách hàng. Quá trình lắp đạt phải chính xác và tránh làm hỏng lớp sơn, lớp bề mặt. Việc lắp ráp sai chỗ hay lỏng lẻo cũng ảnh hưởng lớn đến ngoại quan sản phẩm xe máy.
Dây chuyền kiểm tra chất lượng do CNC VINA cung cấp
CNC VINA cung cấp giải pháp, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm tự động theo yêu cầu khách hàng. Hệ thống máy kiểm tra trong dây chuyền nhà máy giúp phát hiện và loại bỏ các sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu của quá trình chế tạo, lắp ráp. Các thông số đầu vào phục vụ kiểm tra được tối ưu hóa và đo kiểm một cách chính xác.
Quá trình đo, kiểm được kiểm soát bằng hệ thống tự động giúp đảm bảo kết quả đo đúng, đủ và nhanh chóng. Kết quả kiểm tra được lưu và tự động in ra bản báo cáo kết quả theo bộ hồ sơ đánh giá kỹ thuật. Giúp người vận hành và quản lí dây chuyền có đủ cơ sở dữ liệu kiểm soát hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy được lắp đặt và kiểm tra tại phòng lắp ráp CNC VINA trước khi lắp đặt và sử dụng tại nhà máy khách hàng:
Đặc tính kỹ thuật của dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy
Các công đoạn kiểm tra trên dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy:
Kiểm tra tốc độ: Sử dụng Roller để làm quay bánh trước của xe trong khi xe đang di chuyển trên dây chuyền lắp ráp, cảm biến tốc độ cao đo tốc độ quay. Giá trị được hiển thị trên màn hình để đối chiếu với giá trị thực tế trên công tơ mét qua các giải tốc độ khác nhau.
Kiểm tra hệ thống điện: Dữ liệu trên ECU (Hộp đen xe máy) sẽ được truyền về máy tính, các dữ liệu về dòng sạc, điện áp động cơ, tốc độ động cơ, nhiệt độ khí của động cơ, thời gian phun xăng điện tử sẽ được kiểm tra và so sánh với tiêu chuẩn nhà sản xuất. Điều này đảm bảo rằng hệ thống điện hoạt động ổn định và an toàn sau khi lắp ráp xong.
Kiểm tra nồng độ khí thải: Nồng độ CO2 trong khí thải xe theo các tốc độ khác nhau được phân tích và so sánh với tiêu chuẩn của Cục đo lường chất lượng Việt Nam. Điều này giúp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về khí thải và bảo vệ môi trường.
Kiểm tra hệ thống báo: Sử dụng các thiết bị kiểm tra để kiểm tra chất lượng của các hệ thống báo như công tơ mét, phanh, xi nhan, đèn, còi... Đảm bảo chúng hoạt động đúng và đáng tin cậy.
Kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra được lưu trữ và tự động in ra bản báo cáo kết quả theo yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp người vận hành và quản lí dây chuyền có đủ cơ sở dữ liệu kiểm soát hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Đặc điểm nổi bật của dây chuyền do CNC VINA thiết kế chế tạo
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy do CNC VINA thiết kế và chế tạo mang những đặc điểm sau:
Chất lượng đảm bảo
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy do CNC VINA thiết kế và chế tạo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Mỗi thành phần và hệ thống được xây dựng với sự chính xác và độ tin cậy cao để đảm bảo hiệu suất và độ bền trong quá trình sử dụng.
Tích hợp thông tin
Dây chuyền kiểm tra được tích hợp với hệ thống thông tin để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu từ quá trình kiểm tra. Điều này giúp người vận hành và quản lí có thể theo dõi và đánh giá hoạt động của toàn bộ hệ thống một cách thuận tiện và chính xác.
Dễ dàng vận hành và bảo trì
Dây chuyền kiểm tra được thiết kế để dễ dàng vận hành và bảo trì. Các thành phần và hệ thống được sắp xếp một cách logic và có giao diện thân thiện, giúp người vận hành và kỹ thuật viên dễ dàng thao tác và tiến hành các công việc bảo trì khi cần thiết.
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và vận hành tối ưu trước khi đến tay người tiêu dùng. Hệ thống này giúp phát hiện và loại bỏ các lỗi sản xuất, đồng thời nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong kiểm định chất lượng. Bằng việc áp dụng các công nghệ kiểm tra hiện đại, dây chuyền không chỉ đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm mà còn giúp xây dựng lòng tin với khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu. Đây là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình sản xuất, góp phần khẳng định cam kết về chất lượng của các nhà sản xuất xe máy. Đầu tư vào dây chuyền kiểm tra chất lượng chính là đầu tư vào sự bền vững và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn dây chuyền sản xuất xe máy vào nhà máy, hãy liên hệ ngay với CNC VINA để được tư vấn và thiết kế sao cho phù hợp với sản phẩm cũng như thông số chính xác nhất nhé!
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Nhà máy: Điểm công nghiệp Sông Cùng, Xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664
Website: www.cncvina.com.vn ; wwww.cncvina.net
Email: Sales01@cncvina.com.vn