Dây chuyền sơn nước là gì?
Dây chuyền sơn nước là tổ hợp các cụm máy được sắp đặt theo quy trình công nghệ với dây chuyền sử dụng băng tải đưa sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra để đạt được lớp sơn theo yêu cầu. Dây chuyền sơn ướt yêu cầu cao trong việc xử lý khí thải cũng như quá trình xử lý phun sơn, đòi hỏi cụm robot chính xác hoặc tay nghề người thợ cao.
Dây chuyền sơn nước
Quy trình sơn nước
Dây chuyền sơn nước gồm ba công đoạn chính. Công đoạn đầu tiên là tiền xử lý, làm sạch bề mặt, công đoạn thứ hai là phủ sơn và công đoạn cuối cùng là xử lý nhiệt và hoàn thiện.
Loại bỏ cặn bẩn
Quá trình đầu tiên trong dây chuyền sơn nước là loại bỏ mọi tạp chất và cặn bẩn trên bề mặt của sản phẩm. Điều này bao gồm việc loại bỏ bụi, phoi thừa, mối hàn thô, rỉ sét, lớp sơn cũ và các tạp chất có hại khác. Việc làm sạch bề mặt rất quan trọng để đảm bảo lớp sơn sau này có thể bám dính mạnh mẽ và đồng đều.
Công đoạn làm sạch trước quá trình sơn nước
Tạo chất nền
Chất nền là một lớp sơn dùng để tăng khả năng bám dính của lớp sơn chính. Chất nền giúp cải thiện độ bền, khả năng chống hóa chất và tạo liên kết mạnh mẽ giữa lớp sơn và bề mặt vật liệu.
Làm sạch
Sau khi loại bỏ các tạp chất trên bề mặt ta cần làm sạch toàn bộ những gì còn lại trên bề mặt từ quá trình loại bỏ cặn bẩn cũng như tiền xử lý, bao gồm lượng cặn bẩn và lượng chất hóa học dùng để loại bỏ chúng.
Quá trình làm khô
Các chi tiết sau khi được rửa sạch sẽ được làm khô bằng nước và hóa chất trước khi phun sơn để tránh vết ăn mòn. Việc này quan trọng để đảm bảo bề mặt khô ráo, tạo điều kiện tốt cho quá trình phun sơn đạt hiệu suất cao.
Phun sơn nước
Sơn nước được phân phối dưới dạng phun sương hoặc dưới dạng nhúng. Nó cũng được tích điện nhưng ít tác dụng hơn so với sơn bột. Sơn ướt cần được sơn đúng cách để tránh nhỏ giọt hoặc chảy xệ. Một số loại sơn lỏng được sấy khô trong không khí, trong khi một số loại khác được đặt trong lò đóng rắn, sơn nước cũng có thể bao gồm nhiều lớp sơn màu và lớp sơn phủ đầu.
Quá trình khô nhanh
Do sơn nước có dung môi và các hợp chất dễ bay hơi nên trước khi được đem đi xử lý nhiệt sẽ được để ngoài môi trường trong thời gian ngắn để giảm bớt lượng dung môi và các hợp chất. Quá trình này giúp mặt sơn đồng đều hơn, tránh hiện tượng tạo bọt khí trong quá trình xử lý nhiệt, đồng thời cũng tăng khả năng bám dính vào bề mặt
Qúa trình xử lý nhiệt
Lớp sơn sẽ được xử lý nhiệt. Một số loại sơn lỏng được sấy khô trong không khí, trong khi một số loại khác được đặt trong lò xử lý. Qúa trình xử lý nhiệt yêu cầu giữ ổn định về nhiệt độ và thời gian xử lý để có được lớp sơn cứng và bền bỉ.
Cấu tạo của dây chuyền sơn nước
Các thiết bị xử lý bề mặt
Phòng ngăn tĩnh điện: Phòng có chức năng loại bỏ các bụi bẩn bám vào bề mặt sản phẩm do tĩnh điện. Các thanh chống tĩnh điện và không khí sẽ được sử dụng để trung hòa vật liệu.
Phòng tạo chất nền: Phòng thường có hệ thống thông gió hiệu quả để loại bỏ bụi và hạt bẩn từ không khí, giúp đảm bảo rằng lớp nền được phủ lên bề mặt một cách mịn màng và không bị nhiễu động. Nó cũng có thể được trang bị hệ thống sưởi ấm để tăng tốc quá trình khô của lớp nền
Phòng trộn sơn
Phòng được sử dụng để trộn và pha chế các loại sơn, chất sơn và hợp chất sơn khác nhau. Quá trình trộn sơn được thực hiện để tạo ra màu sơn cần thiết và đạt được độ nhớt và hỗn hợp sơn đúng yêu cầu. Phòng trộn sơn thường có hệ thống thông gió và lọc bụi tiêu chuẩn để loại bỏ dung môi bay hơi và các hợp chất dễ bay hơi . Điều này đảm bảo rằng quá trình trộn sơn diễn ra trong môi trường không bị ô nhiễm và an toàn.
Phòng trộn sơn nước
Khu vực khô nhanh
Sản phẩm sẽ được làm khô nhanh bằng không khí trong một khu vực nhất định. Khu vực được thiết kế sau các công đoạn sơn nền hoặc sơn bề mặt. Trong khu vực chuyền thường kết hợp các hệ thống quạt và thông gió để đảm bảo quá trình bay hơi dung môi diễn ra một cách hiệu quả.
Phòng phun sơn lỏng
Phòng được thiết kế khép kín cùng hệ thống thông gió và lọc khí tiêu chuẩn. Do lượng dư của sơn là khá nhiều nên đòi hỏi hệ thống lọc và thông khí làm việc hiệu quả. Việc sơn có thể được tiến hành thủ công bằng người thợ
Sơn nước thủ công
hoặc được tiến hành tự động bằng robot phun sơn hoặc dưới dạng nhúng vào bể.
Sơn nước tự động
Hệ thống làm khô
Đối với dây chuyền sơn nước, sơn thường được làm khô bằng lò tử ngoại hoặc lò hồng ngoại. Tùy vào lớp sơn, ví dụ như lớp sơn mỏng sẽ sử dụng lò tử ngoại, lớp sơn dày hoặc chi tiết phức tạp sẽ sử dụng lò hồng ngoại. Dây chuyền cũng có thể sử dụng lò nung đối với các vật liệu chịu được nhiệt độ cao.
Buồng sấy dây chuyền sơn
Hệ thống băng chuyền
Hệ thống thường sử dụng Hệ thống băng tải có đôi ray dẫn và tự do hoặc băng tải đơn ray.
Băng tải đôi ray bao gồm hai thanh ray tính linh hoạt, cho phép điều chỉnh đường đi, tốc độ, và hoạt động các trạm thông qua điều khiển PLC. Băng tải đơn ray đơn giản và hiệu quả, giá thành rẻ hơn so với đôi ray nhưng hệ thống này không linh hoạt.
Băng tải dây chuyền sơn
Các loại sơn ướt
-
Sơn acrylic cung cấp khả năng chống ẩm và độ ẩm tốt, đồng thời còn ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.
-
Sơn epoxy có độ cứng cực cao, mang lại sức mạnh vượt trội cho lớp sơn cùng khả năng chống mài mòn xuất sắc cũng như kháng hóa chất và nhiệt độ xuất sắc.
-
Sơn silicone vô cùng linh hoạt với độ bám dính tốt và khả năng chống nhiệt, độ ẩm và tia tử ngoại xuất sắc.
-
Sơn polyurethane có khả năng chống lại hóa chất, xâm nhập độ ẩm tối thiểu và là rào cản điện tốt.
Các vật liệu dùng sơn ướt
Với sự phát triển lâu đời của thể loại sơn ướt, có đa dạng và rất nhiều chủng loại sơn ướt khác nhau có thể áp dụng cho hầu hết các loại vật liệu thường ngày.
-
Gỗ: Sơn nước thường được sử dụng để sơn các bề mặt gỗ trong nhà, chẳng hạn như cửa, cửa sổ, đồ nội thất, và sàn nhà.
-
Tường: Sơn nước có thể được sử dụng để sơn tường và trần trong các không gian như phòng khách, phòng ngủ, và phòng ăn.
-
Sắt và thép: Cho các bề mặt sắt và thép, sơn nước có thể được sử dụng để bảo vệ khỏi sự ăn mòn và tạo một lớp bảo vệ trang trí.
-
Bê tông: Sơn nước cũng có thể được sử dụng để sơn trên bề mặt bê tông, chẳng hạn như sàn nhà, hành lang, và sàn nhà xưởng.
-
Nhựa: Một số loại sơn nước có khả năng bám dính tốt trên các vật liệu nhựa và PVC, chẳng hạn như cửa sổ nhựa, ống dẫn nước, và các vật liệu nhựa khác.
-
Gạch: Một số loại sơn nước có khả năng bám dính trên bề mặt gạch, cho phép bạn tạo các trang trí hoặc mẫu trên gạch.
Đặc điểm dây chuyền sơn nước tự động do CNC VINA thiết kế và chế tạo
Đối với mỗi sản phẩm cần sơn, vật liệu sơn khác nhau quy trình sơn sẽ có sự thay đổi từ đó quá trình tiền xử lý, sơn, sấy sẽ phải thiết kế cho phù hợp.
CNC VINA cung cấp giải pháp tổng thể dây chuyền sơn nước nhằm đảm bảo sự phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. Nhờ kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực sơn ô tô, xe máy, điện tử, gia dụng CNC VINA sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho sản phẩm của khách hàng.
Khách hàng tham khảo thêm về các chủng loại dây chuyền sơn CNC VINA cung cấp:
Dây chuyền sơn nhựa
Dây chuyền sơn kim loại
Dây chuyền sơn bột
Dây chuyền sơn tự động
Dây chuyền sơn ô tô
Liên hệ với chúng tôi khi bạn có ý tưởng đầu tư dây chuyền sơn hiện đại cho doanh nghiệp của mình:
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM
Nhà máy: Điểm công nghiệp Sông Cùng, xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664
Website: www.cncvina.com.vn ; www.cncviname.com.vn
Email: Sales01@cncvina.com.vn | Sales03@cncvina.com.vn