Dây chuyền sơn bột

Dây chuyền sơn bột

Dây chuyền sơn bột được thiết kế, chế tạo tự động hoá từ công đoạn tiền xử lý làm sạch bề mặt, tạo chất nền, làm khô, phun sơn và xử lý nhiệt.

Dây chuyền được áp dụng rộng rãi cho các sản phẩm kim loại như tủ điện, vỏ máy, vỏ thiết bị gia dụng vì lớp sơn có khả năng bảo vệ tốt cho sản phẩm trong điều kiện thực tế của dây chuyền.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dây chuyền sơn bột vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM

​Hotline: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664

Email: Sales01@cncvina.com.vn / Sales03@cncvina.com.vn

Mô tả sản phẩm

Tổng quan về dây chuyền sơn bột

Sơn bột là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về dây chuyền sơn bột, ta cần hiểu sơn bột là gì? Sơn bột là một phương pháp sơn sử dụng phương pháp tĩnh điện tạo liên kết giữa bột mà mặt kim loại, giúp hình thành một lớp phủ bên ngoài với chức năng bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi han gỉ, ăn mòn và các tác động khác từ bên ngoài.

Để có thể thực hiện được việc sơn bột nhằm tạo ra một lớp sơn bền bỉ, chất lượng với khả năng bảo vệ tốt yêu cầu một quy trình đạt chuẩn và chính xác. Hiện nay, phần nhiều quá trình sơn được sơn theo phương pháp sơn theo mẻ, tất cả các thao tác từ vận chuyển cho đến phun sơn được thực hiện một cách thủ công, hiệu suất không được cao. Để nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng đầu ra, đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm, các dây chuyền sơn bột được khai thác và sử dụng ngày một rộng rãi.

Dây chuyền sơn bột là gì?

Dây chuyền sơn bột là tổ hợp các cụm máy được sắp đặt theo quy trình công nghệ với dây chuyền sử dụng băng tải đưa sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra để thực hiện quá trình sơn bột một cách hiệu quả và đạt được chất lượng sản phẩm mong muốn.

Dây chuyền sơn bột tự động

Dây chuyền sơn bột tự động

Dây chuyền sơn bột và dây chuyền sơn ướt

Hai phương pháp sơn bột và sơn ướt khác nhau về mặt bản chất nhưng về quy trình cũng như dây chuyền lại có những điểm tương đồng.

Giống nhau

Cả 2 dây chuyền đều yêu cầu quá trình xử lý bề mặt khắt khe. Bề mặt sản phẩm trước khi sơn cần được làm sạch bụi bẩn, han gỉ, các khuyết tật bề mặt cũng cần được xử lý một cách nghiêm ngặt. Các dây chuyền đều được vận chuyển thông qua băng chuyền và đều có công đoạn xử lý nhiệt

Khác nhau

Dây chuyền sơn bột có thể có quá trình tái sử dụng lượng bột còn dây chuyền sơn ướt không thể tái sử dụng sản phẩm dư thừa. Dây chuyền sơn ướt yêu cầu về xử lí khí thải cao hơn do trong sơn ướt có dung môi và các chất dễ bay hơi, nếu không được xử lý có thể gây hại đến môi trường. Qúa trình phun sơn được thực hiện bằng các phương pháp riêng với từng loại. Qúa trình xử lý nhiệt cũng có những điểm khác do tính chất khác nhau của hai loại sơn.

Quy trình sơn bột

Quy trình sơn bột gồm nhiều bước xử lý nhưng có thể tổng quan quá trình như sau. Đầu tiên kim loại cần sơn được đem đi xử lý bề mặt để chuẩn bị cho quá trình sơn. Tiếp đến chi tiết được phủ một lớp bột mịn. Cuối cùng chi tiết được làm nóng trong lò, lớp bột tan chảy, sau đó làm nguội để cho ra lớp phủ bền bỉ và cứng vững.

Loại bỏ cặn bẩn

Đây là quá trình đầu tiên trong dây chuyền. Bất kì chi tiết nào cần sơn bột phải đảm bảo bề mặt của chúng hoàn toàn bằng phẳng, sạch sẽ, loại bọ tối đa các tạp chất có hại như bụi, phoi thừa, các mối hàn thô, rỉ sét, lớp sơn cũ,…

Việc làm sạch lớp bề mặt có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến độ bám dính của lớp sơn sau này.

Công đoạn làm sạch trước quá trình sơn bột

Công đoạn làm sạch trước quá trình sơn bột

Tạo chất nền

Chất nền giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn, tăng độ bền bỉ cũng như khả năng chống chịu với điều kiện làm việc cũng như môi trường lên gấp nhiều lần.

Có những phương pháp xử lý phổ biến như sau:

  • Phương pháp ăn mòn hóa học: tạo ra bề mặt giúp bột dễ bám dính hơn đối với các kim loại có bề mặt trơn, khó bám dính

  • Phương pháp phốt phát hóa: Tạo ra một lớp phủ trên bề mặt kim loại cải thiện tính chống ăn mòn, làm nền cho các lớp phủ

  • Phương pháp kẽm phốt phát: Sử dụng kẽm phốt phát như một lớp chống ăn mòn và tăng độ bám dính với lớp phủ

Làm sạch

Sau khi loại bỏ các tạp chất trên bề mặt ta cần làm sạch toàn bộ những gì còn lại trên bề mặt từ quá trình loại bỏ cặn bẩn cũng như tiền xử lý, bao gồm lượng cặn bẩn và lượng chất hóa học dùng để loại bỏ chúng.

Quá trình làm khô

Các chi tiết sau khi được rửa sạch sẽ được làm khô nước và các chất hóa học khác ngay lập tức trước khi đến công đoạn phun sơn nhằm tránh tạo ra các vết ăn mòn ở bề mặt mới. Quá trình này vô cùng quan trọng, nếu bề mặt không được khô ráo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phun sơn. Qúa trình làm khô đảm bảo nhiệt độ phù hợp của chi tiết để quá trình sơn đạt hiệu quả cao nhất.

Phun sơn bột

Đây là quá trình tạo lên lớp sơn trên bề mặt sản phẩm. Sơn bột sẽ được lưu trữ trong một hộp và được phóng ra ngoài nhờ khí nén. Trong quá trình này sử dụng thiết bị phun sơn đặc biệt có khả năng tích điện cho các phần tử bột được phun ra. Nhờ được tích điện, lớp bột bám dính vào chi tiết một cách dễ dàng và đồng đều.

Quá trình sơn bột

Quá trình sơn bột

Quá trình xử lý nhiệt

Chi tiết sau khi được phun sơn sẽ được dây chuyền chuyển tiếp vào buồng sấy. Nhiệt độ được giữ cố định và thời gian nung nóng được xác định với từng loại sản phẩm cụ thể, khi quá trình hoàn thành, sản phẩm được làm nguội và hóa cứng trước khi hoàn tất công đoạn.

Cấu tạo của dây chuyền sơn bột

Các thiết bị tiền xử lý bề mặt

  • Phòng phun áp suất: Là phòng sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét, các lớp phoi, vảy kim loại thừa bằng cách phun các vật liệu thích hợp dưới áp suất cao vào chi tiết. Phòng được thiết kế khép kín giúp ngăn chặn bụi bẩn đi qua hay ảnh hưởng đến công đoạn khác, đồng thời phòng có kết hợp hệ thống lọc bụi để ngăn chặn những bụi bẩn đó quay lại chi tiết.

    Buồng tiền xử lý dây chuyền sơn bột

    Buồng tiền xử lý dây chuyền sơn bột

  • Trạm làm sạch : Trạm gồm nhiều công đoạn khác nhau nhưng gộp lại phục vụ việc làm sạch và tạo lớp nền. Trạm được thiết kế bằng các vật liệu thép không gỉ có độ bền cao. Trạm gồm hệ thống nhúng hoặc phun các chất hóa học lên bề mặt chi tiết để loại bỏ cặn bẩn hoặc tạo lớp nền. Kết hợp cùng hệ thống băng chuyền là hệ thống thu hồi hóa chất nhỏ giọt để thu lại bề. Cuối cùng sản phẩm được làm sạch hóa chất bằng hơi nước hoặc nước sôi để loại bỏ các tạp chất còn lại trên bề mặt

Lò sấy và lò xử lý nhiệt

Lò sấy có nhiệt độ làm việc thấp hơn so với lò xử lý. Lò sấy được sử dụng trong quá trình làm khô bề mặt trước khi phun sơn trong khi lò xử lý có tác dụng làm chảy lớp bột, khiến lớp bột liên kết với lớp nền tạo nên lớp bảo vệ bền và cứng cáp.

Lò sấy sơn bột

Lò sấy sơn bột

Cả 2 loại đều được thiết kế với vật liệu cách nhiệt, đảm bảo nhiệt độ cố định trong toàn bộ quá trình xử lý chi tiết, làm nóng không khí sử dụng vòi đốt khí gas hoặc hệ thống điện. Tuy nhiên lò xử lý yêu câu về vật liệu cũng như quá trình đảm bảo nhiệt độ cao hơn, cũng như gồm hệ thống xử lí khí thải.

Buồng phun sơn bột/ Tường phun sơn bột / Phòng sạch

Buồng được thiết kế để ngăn không cho bột từ quá trình sơn thoát ra ngoài cũng như ngăn chặn những tạp chất từ bên ngoài vào buồng phun gây ảnh hưởng đến chất lượng bám dính của bột. Qúa trình phun sơn luôn tồn tại lượng bột dư, phòng được thiết kế có thể lọc lượng dư này và thu hồi về hộp chứa bột. Kích cỡ và thiết kế có thể tùy thuộc vào yêu cầu, với các máy tự động có thể đóng kín, với các máy bán tự động, buồng có thể thiết kế hở để thợ sơn tiến hành sơn thủ công.

Buồng sơn bột

Buồng sơn bột

Với những không gian chật hẹp và chi tiết không quá lớn có thể sử dụng tường phun sơn bột với thiết kế dạng đường hầm với phần phun được tích hợp vào tường.

Để nâng cao chất lượng đảm bảo độ đồng đều, chuẩn xác của chi tiết, dây chuyền có thể tích hợp thêm phòng sạch tại khu vực phun sơn. Phòng sạch có chức năng đảm bảo, kiểm tra các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến quá trình sơn

Hệ thống băng tải

Hệ thống băng tải trong dây chuyền sơn bột thường là các băng tải treo, đi qua mọi công đoạn trong dây chuyền. Băng tải được thiết kế nhỏ gọn, giảm thiểu kích  thước của các buồng xử lý, chịu được nhiệt độ cao trong quá trình sấy cũng như có thể chịu đựng được các hóa chất được sử dụng trong quá trình làm sạch, tẩy dầu mỡ, xả khí và phun bột. Hệ thống móc và giá đỡ có thể thay đổi linh hoạt tùy vào loại sản phẩm.

Băng tải dây chuyền sơn

Băng tải dây chuyền sơn bột

Các loại bột sơn sử dụng cho dây chuyền sơn bột

Expoxies

Có khả năng chống ăn mòn và hóa chất tốt nhất, khả năng bám dính cao, có thể kết hợp với các phương pháp xử lý kim loại như phủ phốt phát, tuy nhiên độ bền kém, dễ phai màu nếu tiếp xúc với nắng hoặc các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên phù hợp với những ứng dụng trong nhà. Người ta thường sử dụng expoxies như một lớp sơn lót để sử sụng ưu điểm và che đi khuyết điểm.

Polyesters

Có khả năng kháng hóa chất tốt, nhiệt độ xử lý thấp, khả năng chống tia cực tím tốt, phù hợp với những ứng dụng ngoài trời. Ngoài ra khả loại bột này cho khả năng giữ màu và độ bóng cao.

Polyesters siêu bền

Là một phiên bản vượt trội của polyester thường, giúp tăng khả năng chống tia cực tím lên nhiều lần, tăng độ bền tiếp xúc, chịu va đạp tốt, độ bóng cao và khả năng chống ẩm và chống ăn mòn cũng tăng lên đáng kể.

Kết hợp epoxy và polyester

Hai loại chất này kết hợp theo những tỉ lệ nhất định sẽ cải thiện những đặc tính của nhau. Loại bột này có khả năng chống ăn mòn và kháng hóa chất của epoxy, khả năng chịu va đập và độ bóng của polyester. Tuy nhiên khả năng bền bỉ, chịu được các điều kiện thời tiết thì không được cải thiện. Vì thế loại bột này phù hợp với những đồ nội thất yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Fluropolyme

Thường được sử dụng trong các lĩnh vực kiến ​​trúc vì khả năng chịu thời tiết cũng như khả năng giữ màu và độ bóng đặc biệt. Do khả năng chống ăn mòn và khả năng chịu thời tiết tốt nên loại bột này đặc biệt phổ biến cho các ứng dụng kiến ​​trúc bên ngoài như tường, rèm, cửa sổ và cửa ra vào.

Urethane

Có bề mặt mịn, độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và hóa chất cực tốt, tuy nhiên nếu lớp urethane quá dày nó sẽ bị thoát khí và kém bền trong quá trình xử lý trong lò. Urethane phù hợp cho các ứng dụng như bình đựng nhiên liệu, các thiết bị nông nghiệp, điều hòa, tay nắm cửa,…

Những loại vật liệu có thể ứng dụng phương pháp sơn bột

Sơn tĩnh điện có thể được sử dụng để phủ nhiều loại vật liệu. Vật liệu phổ biến nhất là kim loại, nhưng bạn cũng có thể sơn tĩnh điện cho gỗ, nhựa, vật liệu tổng hợp, thủy tinh và MDF.

  • Với kim loại, phương pháp sơn bột là hoàn toàn phù hợp. Với các vật liệu nhựa cần để ý đến nhiệt độ trong quá trình xử lý vì nhiệt độ nóng chảy của nhựa có thể thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của bột

  • Với các loại vật liệu không dẫn điện, cần phải có quá trình làm nóng để khí bột bám vào bề mặt sẽ tan chảy một phần, tạo lên sự kết dính mà không bị tách khỏi bề mặt vật liệu.

Như vậy sơn bột có thể sử dụng cho đa dạng các loại vật liệu khác nhau, phù hợp nhất là với kim loại, đối với các vật liệu khác cần có các quy trình xử lý thêm trước khi đưa vào dây chuyền.

Đặc điểm dây chuyền sơn bột tự động do CNC VINA thiết kế và chế tạo

Đối với mỗi sản phẩm cần sơn, vật liệu sơn khác nhau quy trình sơn sẽ có sự thay đổi từ đó quá trình tiền xử lý, sơn, sấy sẽ phải thiết kế cho phù hợp.

CNC VINA cung cấp giải pháp tổng thể dây chuyền sơn bột nhằm đảm bảo sự phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. Nhờ kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực sơn ô tô, xe máy, điện tử, gia dụng CNC VINA sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho sản phẩm của khách hàng.

Khách hàng tham khảo thêm về các chủng loại dây chuyền sơn CNC VINA cung cấp:

Dây chuyền sơn nhựa

Dây chuyền sơn kim loại

Dây chuyền sơn nước

Dây chuyền sơn tự động

Dây chuyền sơn ô tô

Liên hệ với chúng tôi khi bạn có ý tưởng đầu tư dây chuyền sơn hiện đại cho doanh nghiệp của mình:

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ & CNC VIỆT NAM

Nhà máy: Điểm công nghiệp Sông Cùng, xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84.916 63 9355 / +84.915 74 4664

Website: www.cncvina.com.vn ; www.cncviname.com.vn

Email: Sales01@cncvina.com.vn | Sales03@cncvina.com.vn