Tổng quan về các loại và thành phần của máy dán nhãn hai mặt tự động
Giới thiệu
Định nghĩa
Máy dãn nhãn hai mặt là thiết bị tự động được dùng để dán nhãn lên các chai, lọ, bình có biên dạng dẹp, phẳng, vuông hoặc cong một cách chính xác. Máy dán nhãn hai mặt có thể dán một hoặc cả hai mặt của một sản phẩm tùy theo nhu cầu sử dụng.
Tầm quan trọng của máy dãn nhãn hai mặt tự động trong các ngành công nghiệp
Máy dán nhãn tự động đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp đóng gói ở khắp nơi trên thế giới. Nhãn sản phẩm không chỉ có các thông tin về sản phẩm mà còn là yếu tố để giúp người mua lựa chọn. Hầu hết các doanh nghiệp khi sản xuất đều chú trọng đến nhãn của sản phẩm và để việc dán nhãn thuận lợi, bắt mắt và đều nhau thì máy dán nhãn tự động rất cần thiết. Bởi vậy, loại máy này có tầm quan trọng nhất định trong ngành công nghiệp này ở thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay.
Các loại máy dãn nhãn hai mặt tự động
Máy dãn nhãn hai mặt tự động dạng quay
Mô tả cơ cấu máy:
Cấu tạo máy bao gồm: băng tải, con lăn cố định, cuộn tem nhãn vào, cuộn tem nhãn ra, mâm quay được điều khiển bằng một động cơ step. Khi sản phẩm được băng tải dẫn động vào mâm quay, sản phẩm sẽ được con lăn cố định hoặc một đầu mút gắn lò xo tác động quay bằng lực ma sát và dán nhãn từ cuộn tem nhãn vào lên mặt cần được dán nhãn, sau đó sản phẩm được đưa ra băng tải theo chiều quay của mâm quay và phần bọc nhãn dán được đưa ra theo cuộn tem nhãn ra.
Ưu và nhược điểm của máy dán nhãn tự động dạng quay
Ưu điểm:
-
Năng suất cao
-
Có thể ứng dụng với đa dạng sản phẩm, kích thước của chai hoặc vật chứa
-
Độ chính xác cao
Nhược điểm:
-
Giá thành lớn
-
Cần phải bảo trì, bảo dưỡng liên tục để tránh cuộn tem bị bụi, dao cắt tem không chính xác,… đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy
Ví dụ về ứng dụng của máy
Máy dán nhãn hai mặt tự động dạng quay được ứng dụng rộng rãi trong việc dán nhãn chai, lọ, vật chứa cho các ngành công nghiệp nước giải khát, dược phẩm, hóa học,…
Máy dán nhãn hai mặt tự động phẳng
Mô tả cơ cấu máy:
Máy dán nhãn tự động phẳng sử dụng xi lanh khí nén hoặc con lăn cố định để ép nhãn dán từ hai cuộn tem nhãn vào lên hai mặt của sản phẩm cùng lúc, khác với máy dán nhãn tự động dạng quay là mỗi sản phẩm chỉ có thể dán một mặt nhãn một lúc bằng cơ cấu quay.
Ưu và nhược điểm của máy dán nhãn hai mặt tự động phẳng:
Máy dán nhãn tự động dạng phẳng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp đóng hộp, khi đó mặt trên của các sản phẩm được dán nhãn sẽ không bị thay đổi mặt phẳng. Chính vì thế nên máy dán nhãn hai mặt tự động phẳng có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
-
Năng suất rất cao
-
Độ chính xác cao
-
Có thể chuyển đổi giữa dán một mặt hoặc hai mặt
-
Có thể điều chỉnh vị trí dán cho phù hợp với biên dạng sản phẩm
-
Tốc độ dán cao phù hợp với dây chuyền quy mô lớn
Nhược điểm
-
Chi phí ban đầu rất cao.
Ví dụ về ứng dụng của máy dán nhãn hai mặt tự động phẳng:
Máy dán nhãn hai mặt tự động phẳng có thể ứng dụng để dán nhãn thẻ, hộp phẳng, chai phẳng,…
Các thành phần quan trọng trong máy dán nhãn hai mặt tự động
Băng tải
Chức năng: dẫn động sản phẩm cần dán nhãn đến cơ cấu dán nhãn bằng lực ma sát giữa mặt băng tải và sản phẩm.
Tầm quan trọng của băng tải đối với hiệu suất quá trình: băng tải hoạt động ổn định, không vận chuyển sản phẩm quá nhanh hoặc quá chậm so với thiết kế sẽ đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, ít phát sinh lỗi gây phế phẩm.
Các loại băng tải được dùng trong máy dán nhãn hai mặt tự động: băng tải dẫn động một chiều, băng tải dẫn động hai chiều, băng tải cao su, băng tải hai lớp,…
Phần tử dán nhãn
Chức năng: dán nhãn lên sản phẩm từ cuộn nhãn vào bằng ma sát và áp lực.
Phân loại phần tử dán nhãn: con lăn dán nhãn, mút phẳng dán nhãn sử dụng khí nén hoặc dán nhãn tự động bằng ma sát.
Các yếu tố cần chú trọng khi chọn phần tử dán nhãn: cần phải dựa vào kích thước nhãn và biên dạng sản phẩm cần dán cũng như thông số của cuộn nhãn dán và của dây chuyền.
Bảng điều khiển và phần mềm
Tổng quan: bảng điều khiển dây chuyền cần phải thể hiện và có thể điều chỉnh được các thông số như tốc độ băng tải, tốc độ quay mâm xoay,,, để kiểm soát được tiến độ dán nhãn và theo dõi quá trình.
Chức năng và tính năng: Bật/tắt dây chuyền, thay đổi thông số tốc độ băng tải, kích cỡ sản phẩm, kích cỡ tem, theo dõi và đếm số lượng sản phẩm được dán nhãn, báo lỗi khi có sự cố.
Tầm quan trọng của giao diện thân thiện với người dùng trong việc vận hành và tinh chỉnh: Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bảng điều khiển sẽ giúp cho người vận hành dây chuyền có thể thay đổi thông số, quan sát dây chuyền hoạt động một cách hiệu quả, giúp cải thiện năng suất.
Cảm biến và phát hiện
Chức năng của bộ phận cảm biến: định vị sản phẩm và tem nhãn, phát hiện sản phẩm vào vị trí dán nhãn và báo về bộ phận điều khiển.
Các phần tử cảm biến và phát hiện trong dây chuyền: động cơ step, cảm biến quang học, cảm biến tiệm cận,…
Lợi ích của việc sử dụng các phần tử cảm biến phát hiện để giảm thiểu phát sinh lỗi và nâng cao hiệu suất: khi sử dụng cảm biến và phần tử phát hiện với độ chính xác càng cao thì việc dán nhãn sẽ càng đều và xảy ra ít lỗi, khiến việc sửa lỗi hoặc phát sinh phế phẩm càng được giảm thiểu giúp nâng cao hiệu suất của cả dây chuyền.
Kết luận
Bài viết đã đề cập đến hai loại máy dán nhãn hai mặt tự động khác nhau là máy dán nhãn tự động dạng quay và máy dán nhãn tự động phẳng. Cả hai loại máy đều gồm các phần tử quan trọng như nhau, bao gồm băng tải dẫn động, phần tử cảm biến và phát hiện, phần tử dán nhãn và bộ phận điều khiển. Trong tương lai, máy dán nhãn có thể được trang bị thêm mắt đọc mã, đọc nội dung để có thể kiểm soát chất lượng chính xác và hoàn chỉnh hơn.