10 sự kiện nổi bật trong năm 2012 của CNC-VINA
Năm 2012 đã khép lại với nhiều khó khăn của nền kinh tế suy thoái, CNC-VINA đã có một năm nỗ lực để vượt qua những khó khăn, tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, sau đây là 10 sự kiện nổi bật của công ty trong năm 2012:
1.CNC-VINA Tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty.
Ngày 1/3/2012, CNC-VINA đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty tại trung tâm Vạn Hoa. Tại buổi lễ, thay mặt CNC-VINA, ông Hà Thanh Hải Giám đốc công ty đã phát biểu tổng kết quá trình 5 năm xây dựng và phát triển đồng thời gửi tới các đối tác, khách hàng và các CBCNV lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp cho sự phát triển của CNC-VINA. Năm năm xây dựng và phát triển đó là sự khởi đầu, con đường phát triển phía trước còn rất dài, nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua. CNC-VINA sẽ tiếp tục đường lối phát triển của mình, tiếp tục cải tiến, nghiên cứu và phát triển không ngừng vì mục tiêu phát triển của cộng đồng, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển công nghiệp nước nhà.
2. CNC-VINA tiếp tục nhận được các đơn hàng lớn tích hợp hệ thống sản xuất phức tạp, có tính công nghệ cao.
Sau 4 năm phát triển các dòng sản phầm đơn chiếc, đầu 2011 CNC-VINA bắt đầu chế tạo các dây chuyền sản xuất, tích hợp robot tự động. Sau khi dây chuyền tự động do CNC-VINA chế tạo đi vào sản xuất đạt hiệu quả cao, năm 2012 CNC-VINA tiếp tục nhận được các đơn đặt hàng chế tạo các dây chuyền tự động lớn tiêu biêu là: Dây chuyền sản xuất loa điện thoại Smartphone cho Panasonic, dây chuyền lắp ráp xep máy cho Piaggio, hệ thống kiểm tra và đóng gói sử dụng Robot, hệ thống máy tán và máy đóng gói tự động động cho Canon… Khi nhu cầu sản xuất từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về máy móc ngày càng gia tăng, đây chính là cơ hội để CNC-VINA phát triển lĩnh vựng dây chuyền tự động trong thời gian tới.
3. CNC-VINA trở thành nhà phân phối sản phẩm Robot công nghiệp của ABB Thụy Điển.
Sau quá trình đánh giá năng lực, quy mô sản xuất cũng như các dự án chế tạo tích hợp dây chuyền tự động sử dụng Robot của CNC-VINA, ngày 30/05/2012, Công ty ABB đã chính thức công nhận CNC-VINA là nhà phân phối các sản phẩm robot công nghiệp cho ABB chế tạo.
Sự kiện này mở ra cơ hội hợp tác ở tầm chiến lược giữa ABB Robotic và CNC-VINA trong bối cảnh yêu cầu tự động hóa ngày càng cao, các ứng dụng Robot trong sản xuất ngày càng phổ biến, công nghiệp Robotic hứa hẹn đầy tiềm năng trong bước phát triển tiếp theo của CNC-VINA.
4.CNC-VINA tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao năng lực sản xuất.
Trong lộ trình tăng cường nâng cao năng lực sản xuất của công ty năm 2012, CNC-VINA đã đầu tư thêm 02 trung tâm gia công đứng CNC hiện đại của hãng DMG-MORISEIKI.
Hiện tại xưởng gia công của CNC-VINA có 3 trung tâm gia công đứng CNC của hãng DMG Mori Seiki, các trung tâm gia công đứng CNC mới bổ xung đã nâng cao chất lượng và số lượng của các chi tiết gia công, đồng thời khâu gia công được hiện đại hóa bằng việc rút ngắn thời gian, đảm bảo tiến độ, đáp ứng được yêu cầu gia tăng sản xuất cho CNC-VINA.
5. CNC-VINA vinh dự đón tiếp các đoàn khách Nhật Bản đến tham quan và làm việc.
Tháng 7/2012 CNC-VINA Vinh dự tiếp đón 2 đoàn khách từ Nhật Bản đến tham quan và làm việc:
Ngày 17/7/2012, tiếp đón đoàn khách “Viện Matsushita về điều hành và quản trị” Nhật Bản. Đây là nơi các học viên được đào tạo để trở thành lãnh đạo tương lai của nước Nhật Bản. Đếnthăm CNC-VINA các học viên của Viện Matsushita đã đánh giá cao quy mô, sự phát triển của công ty.
Ngày 18/7/2012, đại diện gồm 14 doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ 2 tỉnh Yamagata và Fukushima Nhật Bản sang xúc tiến thương mại và đầu tư tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại CNC-VINA. Chuyến thăm quan tốt đẹp, đã mở ra rấ nhiều cơ hội hợp tác làm ăn cho CNC-VINA, mở đầu là hợp tác giữa Mechtech và CNC-VINA là lô hàng gia công chi tiết xuất khẩu. Đây cũng là định hướng hợp tác chiến lược với các công ty Nhật trong năm 2013.
6. CNC-VINA bắt đầu hợp tác chế tạo máy xuất khẩu sang Nhật Bản.
Lộ trình xúc tiến hợp tác chế tạo máy xuất khẩu sang Công ty Mechtech – Nhật Bản của CNC-VINA gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Gia công chi tiết
Giai đoạn 2: Gia công chi tiết và đặt mua linh kiện về lắp thành cụm.
Giai đoạn 3: Chế tạo và lắp ráp thành máy hoàn chỉnh
Tháng 10/2012, lô hàng gia công đầu tiên đã được xuất khẩu sang công ty Mechtech – Nhật Bản và nhận được đánh giá rất cao về chất lượng, tháng 1/2013 CNC-VINA, tiếp tục nhận đơn hàng thứ 2 về gia công chi tiết từ công ty Mectech, dự kiến bàn giao vào tháng 3/2013. Đây là cơ hội để kỹ sư CNC-VINA học hỏi từ phía đối tác để nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
7. CNC-VINA bắt đầu áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn theo phương pháp LEAN.
Ngày 12/10/2012 CNC-VINA phối hợp với Trung tâm năng suất Việt Nam bắt đầu triển khai áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn theo phương pháp Lean tại nhà máy CNC-VINA với 03 dự án điểm: Giảm thời gian thiết kế Điện cơ, Giảm thời gian lắp ráp Điện cơ, Giảm tồn kho vật tư.
Các dự án được triển khai trong 8 tháng từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 với 5 giai đoạn “Xác định vấn đề – Đo Lường- Phân tích – Cải tiến – Duy trì và kiểm soát nhằm mục tiêu làm gia tăng giá trị cho khách hàng của CNC-VINA thông qua việc liên tục loại bỏ các lãng phí trong suốt quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Lãng phí ở đây được hiểu là “tất cả các hoạt động của doanh nghiệp không giúp tạo ra giá trị mong muốn cho khách hàng” điều này sẽ giúp cho CNC-VINA tăng khả năng cạnh tranh, mau lẹ hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bước đầu triển khai phương pháp Lean tại công ty đã giúp cho các CBCNV tham gia vào dự án, học được kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty, nâng cao năng lực sản xuất. Đến hết năm 2012 các dự án đã đi hết giai đoạn đo lường, năm 2013 tiếp tục triển khai giai đoạn Phân tích- Cải tiến – Duy trì và kiểm soát. Từ sự thành công của 3 dự án điểm này CNC-VINA sẽ nhân rộng và áp dụng phương pháp Lean trong mọi hoạt động của nhà máy với phương châm “Áp dụng trí tuệ của người Việt để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng”.
8. CNC-VINA đầu tư xây dựng phòng lắp ráp mới hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lắp ráp.
Sau 2 tháng khởi công xây dựng, ngày 20/10/2012 CNC-VINA đã đưa vào sử dụng phòng lắp ráp mới, các trang thiết bị tiêu chuẩn hiện đại, sạch sẽ ngăn nắp để phục vụ cho khâu lắp ráp sản phẩm, đặc biệt đáp ứng yêu cầu lắp ráp máy móc, dây chuyền trong nghành công nghiệp điện tử đòi hỏi điều kiện làm việc sạch theo tiêu chuẩn sản xuất.
Phòng lắp ráp mới của CNC-VINA sau khi đưa vào sử dụng, đã nhận được sự đánh đánh giá rất cao từ phía khách hàng Nhật Bản, thực sự đã nâng cao năng lực lắp ráp và chất lượng sản phẩm.
9. CNC-VINA tham gia chương trình giao lưu doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Á tại Nhật Bản.
Nhận lời mời của Trung tâm hợp tác quốc tế Nhật Bản, từ ngày 28/10 đến ngày 04/11/2012 ông Hà Thanh Hải - Giám đốc CNC-VINA đã tham dự chương trình giao lưu các DNVVN Châu Á tại Nhật Bản. Đây là chương trình giao lưu do Tổ chức hỗ trợ phát triển các DNVVN Nhật Bản phối hợp với chính quyền tỉnh Fukuoka tổ chức. Trong chuyến đi này ông Hà Thanh Hải – Giám đốc công ty đã tham dự các khoá học quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đầu tư kinh doanh, văn hoá kinh doanh kiểu Nhật và thăm quan, gặp gỡ các DNVVN Nhật Bản có trình độ quản lý và sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Fukuoka. Đây là cơ hội để CNC-VINA mở rộng hợp tác làm ăn với các đối tác Nhật Bản.
10. CNC-VINA nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý ảnh trong dây chuyền tích hợp robot công nghiệp.
Song song với sản xuất, bộ phận nghiên cứu và phát triển đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý hình ảnh tích hợp với Robot ABB tạo ra hệ thống tự động hóa toàn diện với khả năng:
– Nhận dạng chi tiết và phân tích dữ liệu
– Kết nối dữ liệu và ra lệnh điều khiển chính xác tới Robot để thực thi hệ thống
Trên băng tải là các biểu tượng chữ CNC-VINA ban đầu ở các vị trí cũng như màu sắc khác nhau chuyển động trên băng tải, đã được hệ thống sắp xếp một cách tuần tự. Đây là sự nối tiếp thành công trong quá trình nghiên cứu công nghệ của bộ phận nghiên cứu và phát triển, để hướng tới tích hợp hệ thống sản xuất thông minh trong giai đoạn phát triển tiếp theo.