Sự khác biệt giữa các loại dây chuyền sản xuất

28/09/23

Giới thiệu

Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động tuần tự được thiết lập tại một nhà máy mà vật liệu được đưa vào quá trình tinh chế để tạo ra một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo thành phẩm.

Bởi sự đa dạng của các ngành sản xuất trong thực tế dẫn đến sự đa dạng trong các dây chuyền sản xuất. Vì vậy mà doanh nghiệp cũng cần nắm rõ về mục đích của các loại dây chuyền này để tối ưu ứng dụng trong ngành sản xuất của chính mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác nhau giữa các loại dây chuyền sản xuất.

Dây chuyền lắp ráp

Dây chuyền lắp ráp là một quy trình sản xuất phân chia lao động bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất một sản phẩm thành các bước nối tiếp nhau được hoàn thành theo một trình tự được xác định trước.

Khi nhắc đến dây chuyền lắp ráp, điều đầu tiên ta nghĩ đến sẽ là những dây chuyền lắp ráp ô tô. Có lẽ đây cũng là ngành lớn nhất và sớm nhất ứng dụng dây chuyền sản xuất để lắp ráp ô tô.

Dây chuyền lắp ráp ô tô

Ngoài ra, với sự phát triển và nhu cầu sử dụng trang thiết bị điện tử lớn như ngày nay thì đây cũng là một ngành đặc trưng của loại dây chuyền này.

Dây chuyền lắp ráp trong ngành điện tử

Để đánh giá và tính ứng dụng của loại dây chuyền này, ta cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm

Tốc độ và độ chính xác cao: Với sự ứng dụng của các loại máy móc hiện đại, các thuật toán chính xác thì đây là hai ưu điểm lớn nhất của dây chuyền.

An toàn hơn: Tại những công đoạn nguy hiểm, công nhân giảm bớt do sự can thiệp của máy móc, mà vì thế sẽ tối ưu được nguồn lực và mang lại sự an toàn cao.

Nhược điểm

Chi phí cao: Xây dựng dây chuyền lắp ráp yêu cầu nguồn vốn lớn. Chúng đòi hỏi một không gian lớn để vận hành vì thế kéo theo bao gồm những chi phí nhà xưởng.

Dây chuyền sản xuất liên tục

Dây chuyền sản xuất liên tục là dây chuyền sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, với ít biến thể dựa trên quy trình, công cụ và thiết bị được tiêu chuẩn hóa cao. Để duy trì tính liên tục của quá trình sản xuất, nhân công phải làm việc luân phiên 24/7 và dòng chảy nguyên vật liệu cần được tối ưu hóa để không bị gián đoạn.

Ngành sản xuất được ứng dụng lớn nhất bởi dây chuyền này là dược phẩm. Các công ty dược phẩm đang dần chuyển từ mô hình sản xuất hàng loạt sang sản xuất liên tục. Hệ thống này giúp việc nén nguyên liệu bột thành dạng viên nén trong một quy trình liên tục, giảm lãng phí nguyên liệu thô, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tăng năng suất.

Dây chuyền sản xuất thuốc

Ưu điểm

Tiêu chuẩn hóa cao: Sản xuất liên tục là một quá trình nhất quán, được giám sát cẩn thận, sản phẩm luôn được kiểm tra cẩn thận nên ít xảy ra rủi ro trong quá trình sản xuất.

Năng suất cao hơn: Tốc độ sản xuất cao đi kèm với chất lượng luôn được đảm bảo nên loại dây chuyền này đem lại năng suất cao hơn so với những phương pháp thủ công.

Nhược điểm

Chi phí đầu tư bản đầu cao: Việc sử dụng các loại máy tự động hoá với công nghệ cao chắc chắn là không rẻ tiền.

Quy trình bảo trì, kiếm tra phức tạp: Một điều hiển nhiên là các loại máy tự động có kết cấu cực kỳ phức tạp đòi hỏi những người tiến hành bảo trì, kiểm tra và đặc biệt là sửa chữa phải có chuyên môn và thực sự hiểu về máy.

Dây chuyền sản xuất hàng khối

Dây chuyền sản xuất hàng khối là một quá trình sản xuất trong đó một số lượng lớn các sản phẩm giống hệt nhau được sản xuất liên tục bằng dây chuyền lắp ráp hoặc tự động hóa.

Dây chuyền này để sản xuất những mặt hàng có nhu cầu cao mà chi phí sản xuất thấp như ngành chiết rót đồ uống.

Dây chuyền sản xuất hàng loạt đồ uống

Ưu điểm

Năng suất cao: Do dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm giống hệt nhau nên sẽ không mất thời gian dừng máy để cài đặt chế độ làm việc.

Tối ưu chi phí sản xuất: Do sản lượng lớn và nhu cầu sử dụng cao nên chi phí để đầu tư dây chuyền, nguyên vật liệu,… nhỏ hơn so với những loại dây chuyền sản xuất khác.

Tiết kiệm hơn: Không chỉ dừng lại ở tối ưu chi phí sản xuất, bản thân dây chuyền này cũng giúp tối ưu quy mô, tiết kiệm các loại chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Nhược điểm

Dây chuyền sản xuất hàng khối phụ thuộc nhiều vào khả năng tự động hóa của máy móc.

Khả năng tùy biến thấp do dây chuyền chỉ có thể sử dụng cho một số loại sản phẩm nhất định.

Dây chuyền sản xuất hàng loạt 

Dây chuyền sản xuất hàng loạt (theo lô hàng) là quá trình sản xuất trong đó một số lượng sản phẩm cụ thể được sản xuất tại một thời điểm. 

Dây chuyền này thường được ứng dụng để sản xuất những hàng hóa có nhu cầu sử dụng mang tính thời điểm như ngành dệt may.

Dây chuyền sản xuất khẩu trang trong thời điểm dịch COVID-19 tại CNCVINA

Ưu điểm

Khả năng tùy biến cao: có thể linh hoạt thay đổi sản phẩm của dây chuyền trong từng thời điểm.

Tối ưu chi phí đầu tư: do dây chuyền có thể sản xuất những sản phẩm mang tính thời điểm nên các doanh nghiệp không cần đầu tư cho máy móc, trang thiết bị mới để bắt kịp với xu hướng thị trường.

Nhược điểm

Tốn thời gian để cài đặt lại dây chuyền khi thay đổi đối tượng sản phẩm.

Sản lượng thấp có thể dẫn đến chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm cao.

Dây chuyền sản xuất linh hoạt

Dây chuyền sản xuất linh hoạt là hệ thống bao gồm nhóm những thiết bị sản xuất, được lắp đặt thành một chuỗi, được nối bởi những thiết bị vận chuyển và điều khiển nguyên vật liệu tự động hóa và được nối với nhau bởi một hệ thống máy tính.

Bởi khả năng tự động hóa và chi phí cảo của loại dây chuyền này mà nó chỉ được ứng dụng trong một số ngành nhất định, nổi bật nhất là trong ngành hàng không vũ trụ. Nó được sử dụng để sản xuất các bộ phận cho động cơ máy bay, chẳng hạn như cánh tuabin và đĩa máy nén

Dây chuyền sản xuất máy bay

Ưu điểm

Hiệu quả cao: Với sự can thiệp mạnh mẽ bởi máy móc, loại dây chuyền này giúp giảm thiểu nhân lực, tối ưu thời gian sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng sức cạnh tranh sản phẩm cho doanh nghiệp

Nhược điểm

Chi phí đầu tư cao: Cũng bởi sự hiện đại của dây chuyền mà nó cũng yêu cầu rất nhiều chi phí đi kèm như đào tạo công nhân viên lành nghề, quy trình bảo hành khó khăn bởi sự phức tạp của dây chuyền.

So sánh các loại dây chuyền

Bởi sự đa dạng về ứng dụng của các loại dây chuyền mà chúng tồn tại những ưu và nhược điểm bù trừ cho nhau, ưu điểm của dây chuyền này là khắc phục nhược điểm của dây chuyền khác mà vì thế rất khó có thể so sánh được chung. Vì thế trong phần này, chúng ta sẽ đưa ra bốn tiêu chí và xếp loại dây chuyền phù hợp nhất với tiêu chí đó.

Hiệu quả sản xuất

Dây chuyền sản xuất linh hoạt: Bởi sự ứng dụng những loại máy móc hiện đại, được vận hành bởi những kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm lành nghề, tối ưu thời gian và nguyên vật liệu sản xuất, thì đây là loại dây chuyền có hiệu quả sản xuất lớn nhất.

Hiệu quả chi phí

Dây chuyền sản xuất liên tục: Loại dây chuyền này tiêu chuẩn hóa cao về sản phẩm, máy móc và nguyên vật liệu. Quy trình sản xuất nhất quán, được giám sát nghiêm ngặt. Dây chuyền luân phiên vận hành, đảm bảo hoạt động sản xuất 24/7.

Dây chuyền sản xuất hàng loạt (loạt lớn) Tương tự như loại dây chuyền sản xuất liên tục, thì loại dây chuyền này cũng có thể sản xuất là lượng lớn sản phẩm với thời gian ngắn, giúp tối ưu chi phí sản xuất. 

Khả năng đáp ứng nhu cầu

Dây chuyền sản xuất hàng loạt (theo lô): Như tên gọi của mình, loại dây chuyền này có thể liên tục thay đổi cơ chế sản xuất để phù hợp với những loại sản phẩm có nhu cầu mang tính thời điểm.

Quản lý chất lượng

Dây chuyền sản xuất linh hoạt chất lượng là một tiêu chí mà tất cả doanh nghiệp quan tâm và chú ý đến. Là loại dây chuyền sản xuất toàn diện nhất, có thể theo dõi và giám sát quy trình hoạt động nên đây là loại dây chuyền có thể kiểm soát cũng như tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

Kết luận

Qua bài phân tích có thể thấy, đa số các loại dây chuyền đều hướng đến những mục đích chung là giảm nhân lực, tối ưu thời gian và chi phí vận hành. Tuy nhiên, đối với mỗi loại dây chuyền, ưu và nhược điểm lại được thể hiện một cách rõ ràng mà doanh nghiệp cần ứng dụng tùy thuộc vào loại hình sản xuất của mình. Để tránh những sự lãng phí không cần thiết và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Góp ý với chúng tôi